Không gian tiệc cưới được đầu tư hoành tráng về hoa tươi, âm thanh, ánh sáng… trên nền sân bóng thôn Giao Tác - nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm tuổi thơ của chú rể.
![]() |
Hoa hồng trang trí đám cưới được chuyển từ Đà Lạt ra Hà Nội bằng máy bay. |
Theo chia sẻ của đại diện đơn vị tổ chức đám cưới, họ chỉ có 5 ngày để chuẩn bị tất cả các hạng mục cho ngày vui của nam cầu thủ sinh năm 1996.
‘Chúng tôi được biết, tông màu chủ đạo trong tiệc cưới được tổ chức tại nhà gái là trắng - hồng và diễn ra vào ban đêm. Chúng tôi phải tìm cách để dựng sân khấu nhà trai cùng tông màu và cùng bối cảnh ban đêm, tạo nên sự tương đồng giữa 2 nơi’, vị đại diện này cho biết.
Tuy nhiên tiệc cưới ở nhà chú rể lại diễn ra vào buổi trưa. Vì vậy đơn vị tổ chức đã tiến hành dựng sân khấu có mái che 2 lớp để tạo không gian buổi đêm và dùng ánh sáng của đèn tạo cảnh trời đêm.
![]() |
Không gian tiệc cưới với tông chủ đạo là trắng - hồng. |
Ngoài ra, sân khấu chính - nơi cô dâu và chú rể đứng làm lễ thành hôn, sẽ được dựng như một tòa lâu đài nổi bật giữa đêm.
Cũng theo đơn vị này, hàng nghìn bông hoa hồng đã được chuyển từ TP Đà Lạt ra Hà Nội bằng máy bay.
‘Không gian tiệc cưới được dựng ở ngoài trời theo kết cấu nhà tạm nên rất khó khăn khi có gió to. Ngoài ra, nền sân bóng lồi lõm, chúng tôi phải dùng xe ủi san bằng, đổ cát, sau đó mới trải thảm cỏ nhân tạo’, đại diện đơn vị tổ chức cho biết.
![]() |
Sân khấu nơi cô dâu - chú rể làm lễ thành hôn được thiết kế theo concept lâu đài cổ tích. |
Chi phí tổ chức đám cưới chưa được tiết lộ nhưng đơn vị tổ chức khẳng định đó là số tiền ‘khá lớn’, riêng tiền hoa tươi dùng trang trí là hơn 200 triệu đồng.
Phía tổ chức đám cưới cũng cho biết, vì thời gian chuẩn bị gấp gáp nên ekip hơn 100 người phải làm việc trong cường độ cao, có những ngày phải thực hiện đến 3 giờ sáng.
Đơn vị này cũng huy động hơn 100 người để ‘trực chiến’ trong tiệc chính vào trưa mai.
Ông Đỗ Nguyên Thụy, bố của nam cầu thủ cũng chia sẻ, với bữa tiệc chính vào trưa ngày mai, gia đình đã chuẩn bị 150 mâm cỗ (mâm 10 người) để đãi khách.
Không gian tiệc cưới khoảng 2.400m2 trở nên lộng lẫy khi được phủ bởi hoa hồng với 2 tông màu chủ đạo trắng và hồng.
" alt=""/>Tiết lộ về những con số 'khủng' trong đám cưới Duy MạnhAnh Lê Văn Công, 35 tuổi, quê Hà Tĩnh bị khuyết tật bẩm sinh, phải ngồi xe lăn từ nhỏ. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, anh trở thành vận động viên cử tạ. Năm 2016, tại Brazil, anh là người khuyết tật đầu tiên giành huy chương vàng Paralympics Rio de Janero.
![]() |
Năm 2016, tại Brazil, anh là người khuyết tật đầu tiên giành huy chương vàng Paralympics Rio de Janero. |
Ở đối diện nhà anh, bé Đoàn Thị Bích Hương, 16 tuổi, đang học lớp 11 thì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Bố mẹ em làm công nhân, mấy tháng nay phải ở nhà chăm sóc con nên kinh tế rất khó khăn.
Thương bé Hương, anh Công muốn giúp đỡ. Nhưng nhìn khắp nhà chẳng thấy có gì giá trị để mang đi bán. Anh Công quyết định mang chiếc huy chương vàng thế giới của mình đi đấu giá. Ngày 31/10, anh chốt giá 125 triệu đồng, do một giám đốc công ty bất động sản ở Quận 7 ra giá.
![]() |
Lực sĩ Lê Văn Công (thứ 2 từ phải sang) bán huy chương giúp cô bé hàng xóm chữa bệnh. |
Giây phút bàn giao chiếc huy chương mà mình phải nỗ lực rất nhiều để có được, Lê Văn Công không khỏi xúc động. Anh xin phép người đấu giá qua nhà bé Hương, đeo chiếc huy chương vào cổ cô bé và nói: ‘Hương phải cứng rắn lên nhé. Chú tin cháu sẽ vượt qua được những cơn đau do bệnh gây ra’.
Chứng kiến một người khuyết tật hai chân, phải ngồi xe lăn động viên nữ sinh đang chống chọi với căn bệnh ung thư, mắt ai cũng nhòe đi.
Nam sinh Nghệ An liều mình lao xuống dòng lũ cứu người
Câu chuyện về lòng quả cảm của nam sinh Lương Thế Mạnh (SN 2002 - bản Cánh, Tà Cạ, Kỳ Sơn, Nghệ An) lao mình xuống dòng nước lũ cứu người hồi tháng 9 vừa qua đã chạm đến trái tim nhiều người.
![]() |
Nam sinh Lương Thế Mạnh (thứ 2 từ phải sang) đã liều mình lao vào dòng lũ cứu 2 người. |
Ngày 3/9, trên đường đến trường, đoạn qua bản Bình Sơn 1 (xã Tà Cạ), Mạnh phát hiện dưới lòng sông có 2 người chới với, kêu cứu. Dòng nước gào thét, sóng cuộn trào chỉ trực cuốn trôi họ.
Trong tình thế cấp bách, Mạnh dừng xe, lao mình xuống sông, cố gắng vật lộn với dòng nước lũ để cứu người. Cậu bạn đi cùng thì hô hoán, tìm phao.
Ông La Pa Vin - Phó chủ tịch xã Tà Cạ, đồng thời là nhân chứng, chứng kiến sự việc thông tin, hai nạn nhân được Mạnh cứu sống là anh Vi Văn Quý (SN 2000) và em Moong Văn Kiều (SN 2009), trú tại bản Bình Sơn 1.
Anh Quý là người tàn tật, sống bằng nghề vớt củi trên sông. Do bất cẩn, anh bị ngã xuống sông. Em Kiều đứng trên bờ thấy anh Quý bị nạn liền nhảy xuống cứu nhưng do còn nhỏ, sức khỏe yếu, Kiều cũng bị dòng nước cuốn đi, đúng lúc đó, Mạnh kịp thời lao xuống.
Trước khi tiếp cận được nạn nhân, kéo họ vào bờ an toàn, Mạnh cũng bị cuốn trôi theo dòng nước khoảng 300m. Sau đó, Mạnh bơi ngược dòng trở lại, đến chỗ nạn nhân.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ cho trẻ bị bỏ rơi
Hơn 90 đứa trẻ cơ nhỡ, bất hạnh thiếu tình thương của cha lẫn mẹ đã được tập trung về căn nhà 3 tầng của ông Bùi Công Hiệp (60 tuổi, ở P. Long Trường, Q.9, TP.HCM). Ở đây các cháu được ông Hiệp đứng ra lo toan mọi việc từ nhiều năm nay.
![]() |
Toàn bộ thửa đất và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên 100 tỷ đã được ông Hiệp chuyển sở hữu cho tất cả các bé. |
Tâm sự với PV, ông Hiệp cho biết, những đứa trẻ bị bỏ rơi là những mảnh đời bị thiệt thòi nhất.
Chính vì điều này, toàn bộ thửa đất và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên 100 tỷ đã được ông chuyển sở hữu cho tất cả các bé.
![]() |
Ông Hiệp chăm sóc cho các bé tại cơ sở bảo trợ của mình. |
Năm 2019, ông Hiệp lại cùng gia đình thế chấp toàn bộ tài sản hiện có để lấy tiền xây thêm nhà cho các cháu mồ côi, cơ nhỡ.
Hy vọng, với tấm lòng của ông Hiệp và gia đình, hơn 90 mới đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ có được một mái nhà chung đẹp đẽ, rộng rãi và một tương lai thật tươi sáng.
Chủ quán bún Hà Nội trả lại khách gần 100 triệu trong túi xách bỏ quên
Câu chuyện được chị Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1988) chia sẻ trên Facebook cá nhân. Chị Linh cho biết, khoảng hơn 9 giờ sáng ngày 5/8, hai vợ chồng chị và một người bạn ra quán bún của anh Nguyễn Văn Minh ở chợ Ninh Hiệp (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) ăn sáng.
Tại đây, chị Linh có để quên một chiếc túi da, trong túi có hơn 98 triệu đồng. Gia đình chị Linh cũng có một cửa hàng kinh doanh quần áo ở chợ Ninh Hiệp nên ăn sáng xong vợ chồng chị quay lại cửa hàng làm việc.
3 tiếng sau, khi lấy tiền trả khách, chị Linh mới phát hiện chiếc túi bị mất. Đinh ninh là khó lấy lại được chiếc túi nhưng hai vợ chồng vẫn thử ra quán hỏi. May mắn, anh Minh (48 tuổi, chủ quán ăn) đã trả lại vợ chồng chị Linh số tiền cùng chiếc điện thoại iPhone X trong túi.
![]() |
Anh Minh - chủ quán bún trả lại khách gần 100 triệu trong chiếc túi bỏ quên. |
Anh Minh cho biết, thấy người chồng đi vào chợ nên anh đoán họ cũng là tiểu thương trong chợ Ninh Hiệp.
Anh Minh chia sẻ, trước kia anh cũng là dân buôn bán trong chợ, sau đó mới ra mở quán ăn được vài tháng nên anh biết làm ăn, buôn bán khó khăn, vất vả mới kiếm được đồng tiền. Vì thế mà anh quyết định trả lại chủ nhân số tiền này.
Từng dành tặng cơ ngơi trị giá trên 100 tỷ cho các bé mồ côi, nay ông Hiệp lại thế chấp toàn bộ gia sản lấy tiền xây thêm nhà nuôi trẻ.
" alt=""/>Những cuộc đời được cứu giúp nhờ lòng tốt của người lạ năm 2019Gọi video cho nhau trong lúc ngủ cho các đôi yêu xa cảm giác thân mật hoặc chắc chắn về lòng chung thủy của đối phương.
Mỗi cặp yêu xa chọn cách "ngủ cùng nhau" qua video call có những lý do khác nhau, từ lãng mạn đến thực dụng. Đối với một số người, nó chỉ đơn giản để chắc chắn bạn đời của mình không lén lút ngoại tình mỗi đêm.
"Về cơ bản, anh ấy không thể lừa dối tôi khi tôi đang theo dõi cuộc trò chuyện", Krissy Cless, rapper đồng thời chủ salon 24 tuổi ở Miami (Mỹ), nói.
Cũng có những người nói rằng họ không thể ngủ được nếu không video call cho nửa kia mỗi tối. Khi Alvarez về thăm gia đình, nơi wifi hạn chế, cô và bạn trai sẽ tiết kiệm data bằng cách không gọi điện vào ban ngày, mà để dành ngủ cùng nhau vào buổi tối.
Thiếu đụng chạm cơ thể có thể khiến các video call ít thân mật hơn so với khi ngủ chung giường nhưng lại mang đến sự thân mật theo cách khác: Một người có thể lên giường với tình một đêm, nhưng sẽ không bao giờ ngủ với người lạ qua FaceTime.
![]() |
Một người có thể lên giường với tình một đêm, nhưng sẽ không bao giờ ngủ với người lạ qua FaceTime. |
Với Pia, 20 tuổi, làm việc tại bệnh viện thú y ở Florida (Mỹ), việc gọi video suốt đêm với chồng giúp cô yên tâm hơn khi xa anh. "Anh ấy luôn ở đó", cô nói về chồng là giám định viên đất đai ở bang New Jersey.
Ngủ cùng nhau qua video call đôi lúc mang đến cảm giác chân thực như việc ngủ chung một chiếc giường. Tiếng ngáy của người yêu và cả chuông báo thức của nửa kia vẫn có thể đánh thức bạn.
Thế nhưng, vẫn có những hạn chế về công nghệ như wifi chập chờn, gói dữ liệu giới hạn và cạn pin điện thoại.
Tuy nhiên, ngay cả khi tất cả những yếu tố này đều hoàn hảo, theo Craig Heller - giáo sư sinh học tại Đại học Stanford, chuyên nghiên cứu về giấc ngủ, ngủ cùng nhau qua video call không hẳn là ý hay. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể gây rối loạn giấc ngủ.
Hơn nữa, việc ngủ cùng nhau trên video call không bao giờ có thể thay thế cảm giác thân mật trực tiếp. Alvarez và Klepacs gần đây đã chuyển về sống chung và không còn cần phải dựa vào công nghệ mỗi đêm.
"Khi chúng tôi ngủ chung giường, điều đó rất tuyệt. Mỗi sáng trở nên đẹp hơn", Klepacs nói.
Ngày lễ tình yêu, vì nhiều lý do, nhiều người phải xa nhau, vì thế, hãy soạn những lời chúc để gửi đến một nửa yêu thương của mình bạn nhé.
" alt=""/>Không thể đụng chạm, đôi yêu xa 'ngủ cùng nhau' qua video call